Chính sách về nhập khẩu phế liệu

 

            1./ Nhóm phế liệu được phép nhập khẩu:

2./ Điều kiện nhập khẩu: Tuân thủ điều 42 và 43 luật BVMT

Điều 42. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá

1. Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

2. Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá sau đây:

a) Máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;

b) Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ;

c) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu;

d) Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch;

đ) Thực phẩm, thuốc y tế, thuốc bảo vệ động vật, thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

5. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.

 

Điều 43. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

1. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển;

c) Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu:

a) Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;

b) Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu;

c) Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất;

c) Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phế liệu nhập khẩu;

b) Hằng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu và các vấn đề môi trường liên quan đến phế liệu nhập khẩu tại địa phương mình.

5. Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.

3./ Tài liệu tham khảo:

           - Nghị định số  21/2008/NĐ-CP ngày  28/02/2008 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

     -Thông tư Liên tịc số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/08/2007 của Bộ Công thương, Bộ TNMT hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ Môi trường  về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.

          - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lư chất thải rắn

          - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT NGÀY 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

          - Luật bảo vệ môi trường năm 2005

         - Ngh định 80/2006/NĐ-CP 09/08/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường    

          - Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 Về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

          - 1160/TCHQ-GSQL ngày 24/03/2006 Quản lư hải quan đối với Chất thải nguy hại

          - Công văn số 2845/TCHQ-GSQL ngày 22/06/2004 của Tổng cục Hải quan v/v phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

          - Công văn số 4677/TCHQ-GSQL ngày 28/09/2004 của Tổng cục Hải quan v/v phế liệu nhập khẩu;

          - Công văn số 4992/TCHQ-GSQL ngày 19/10/2004 của Tổng cục Hải quan v/v phế liệu nhập khẩu;

          - Quyết định số 155/1999/QĐ-CP ngày 16/07/1999 của Chính phủ 

          - Công ước Basel

          - Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and Their Disposal