EXIMPRO :: Thanh
toán quốc tế
Kiểm tra bộ chứng
từ trước khi chấp thuận thanh toán
Hối
phiếu (Draft - Bill of Exchange)
- Hối
phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu
bản gốc, có chữ ký bằng tay của người
ký phát trên hối phiếu
- Kiểm tra
ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày B/L và trong
thời hạn hiệu lực của L/C hay không. Vì sau khi
giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng
từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu
đòi tiền.
- Kiểm tra
số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này
phải nằm trong trị giá của L/C và phải bằng
100% trị giá hoá đơn.
- Kiểm tra
thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C
quy định hay không. Trên hối phiếu phải ghi At
sight nếu là thanh toán trả ngay hoặc at...days sight
nếu là thanh toán có kỳ hạn.
- Kiểm tra
các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối
phiếu: tên và địa chỉ của người ký phát
( drawer), người trả tiền ( drawee). Theo UCP- 500,
người trả tiền là ngân hàng mở L/C.
- Kiểm tra
số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng
không?
- Kiểm tra
xem hối phiếu đã được ký hậu hay
chưa. Nếu bộ chứng từ đã được
chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng
thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu
của ngân hàng thông hoặc hối phiếu được
ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo
Một
số trường hợp bất hợp lệ
thường gặp khi kiểm tra hối phiếu
+ Hối
phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và
địa chỉ của các bên có liên quans
+ Hối
phiếu chưa ký hậu
+ Số
tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng
chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hoá
đơn
+ Ngày ký phát
hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C
+ Số L/C
và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác
Hoá
đơn
- Kiểm tra
số bản được xuất trình có đúng quy
định của L/C không?
- Kiểm tra
các dữ liệu về người bán, người mua (
tên công ty, địa chỉ, số điện thoại...)
so với nội dung của L/C quy định có phù hợp
không?
- Hoá
đơn có chữ ký xác nhận của người
thụ hưởng hay không? ( Lưu ý theo UCP-500, nếu L/C
không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên).
Nếu hoá đơn không phải do người thụ
hưởng lập thì hoá đơn được coi là
hợp lệ khi L/C có quy định chấp nhận
chứng từ do bên thứ ba lập: commercial invoice issued
by third party is acceptable hay third party acceptable
- Mô tả
trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay
không?
- Kiểm tra
số lượng, trọng lượng, đơn giá,
tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao
hàng, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có
mâu thuẫn với các chứng từ khác như phiếu
đóng gói, vận đơn đường biển
hoặc vận đơn hàng không...
- Kiểm tra
hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã
đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy
phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá
đơn: số L/C, loại và ngày mở L/C, tên
phương tiện vận tải, cảng xếp,
cảng dỡ hàng, số và ngày lập hoá đơn có phù
hợp với L/C và các chứng từ khác hay không?
Bất
hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hoá
đơn thương mại:
- Tên và
địa chỉ của các bên có liên quan được
ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các
chứng từ khác
- Số
bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu
của L/C
- Số
lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị
giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên
hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C
- Số L/C
và ngày mở L/C không chính xác
- Các dữ
kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với
B/L
- Không có
chữ ký theo quy định của L/C
Vận
tải đơn
- Kiểm tra
số bản chính được xuất trình
- Kiểm tra
loại vận đơn:
Vận
đơn có nhiều loại như vận đơn
đường biển, vận đơn đường
thuỷ, vận đơn đa phương
thức...Căn cứ vào quy định của L/C, cần
kiểm tra xem loại vận đơn có phù hợp không?
- Kiểm tra
tính xác thực của vận đơn:
Nhà nhập
khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký
của người chuyên chở ( hãng tàu) hoặc
đại lý của người chuyên chở hoặc
thuyền trưởng của con tàu hoặc người
giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký
của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp
lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên
quan tư cách pháplý của người đó thì chứng
từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.
- Kiểm tra
mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn
chấp nhận một chứng từ vận tải mà
trên đó bên thứ ba được đề cập cho
dù trong L/C không quy định như vậy.
-Kiểm tra
mục người nhận hàng: đây là mục quan
trọng trên B/L và luôn được quy định rõ trong
L/C nên người lập vận đơn phải tuân
thủ quy định này một cách nghiêm ngặt.
Trong thực
tế, có hai cách phổ biến quy định mục
Người nhận hàng như sau:
Made out to
order blank endorsed ( B/L được lập theo lệnh
người gửi hàng và ký hậu để trắng).
Mục Người nhận hàng trên B/L phải ghi to order và
người gửi hàng sẽ ký hậu để trắng
ở mặt sau của B/L
Made out to
order of Vietcombank Hochiminh City Branch. Mục người gửi
hàng trên B/L phải nêu To the order of Vietcombank Hochiminh CIty Branch
và người gửi hàng khôngký hậu. Nếu mục này
không ghi chính xác tên ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tp
Hồ Chí Minh thì vận đơn cũng không
được chấp nhận.
- Kiểm tra
mục thông báo ( Notify): Mục Notify trên B/L sẽ ghi tên và
địa chỉ đầy đủ của
người làm đơn xin mở L/C.
- Kiểm tra
tên cảng xếp hàng ( port of loading) và cảng
dỡ hàng ( port of discharge) có phù hợp với quy
định của L/C hay không?
- Kiểm tra
điều kiện chuyển tải:
Nếu L/C
quy định không cho phép chuyển tải ( transhipment
prohibited), trên B/L không được thể hiện bất
cứ bằng chứng nào về sự
chuyển tải. Nếu việc chuyển tải
xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ
này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến
đường phải được nêu trên cùng một
vận đơn.
-Kiểm tra
nội dung hàng hoá được nêu trên B/L có phù hợp
với quy định trong L/C và các chứng từ khác hay
không? Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá, ký mã hiệu hàng
hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng
trọng lượng hàng hoá. đặc biệt ngân
hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu
hàng hoá ghi trên thùng hàng, số hiệu container hoặc số
hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội
dung L/C và Packing List.
- Kiểm tra
đặc điểm của vận đơn: có thể
là vận đơn đã xếp hàng ( shipped on board B/L)
hoặc v ận đơn nhận hàng để xếp (
received for shipment B/L)- loại vận đơn này không
được ngân hàng chấp nhận và từ chối
thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của
người nhập khẩu.
- Kiểm tra
mục cước phí: có phù hợp với quy định
của L/C hay không?
Do ở nước ta, hàng hoá nhập khẩu chủ
yếu theo điều kiện giao hàng CIF và CFR nên hầu
hết các L/C quy định cước phí trả
trước freight prepaid. Nếu vận tải đơn
nêu cước phí phải thu
freight to collect thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp
nhận chứng từ này.
- Cần
lưu ý các sửa đổi bổ sung trên B/L phải
được xác nhận bằng chữ ký và con dấu
đồng thời kiểm tra các thông tin như số
L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các chứng từ khác
như hoá đơn, hợp đồng ...
- Nhà nhập
khẩu phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có
hợp lệ hay không?
Các bất
hợp lệ thường gặp ở vận đơn:
- Tên,
địa chỉ và các thông tin khác về người
gửi hàng, người nhận hàng, người
được thông báo không phù hợp theo quy định
của L/C
- Các thay
đổi bổ sung trên vận đơn không có xác
nhận của người lập( chữ ký và con dấu)
-Vận
đơn thiếu tính chính xác thực do người
lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý
đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này
- Số L/C
và ngày mở L/C không chính xác
- Các
điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo
đúng quy định của L/C
- Số hiệu
container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác
như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn...
Chứng
từ bảo hiểm ( insurance policy/ insurance certificate)
- Kiểm tra
loại chứng từ bảo hiểm được
xuất trình có đúng quy định hay không: chứng
thư bảo hiểm ( Insurance Policy) hay chứng nhận
bảo hiểm (Insurance Certificate)
- Kiểm tra
số lượng bản chính được xuất trình
theo quy định của L/C
- Kiểm tra
tính xác thực của chứng từ bảo hiểm:
Chứng từ bảo hiểm có được ký xác
nhận của người có trách nhiệm hay không?
-
Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng
từ bảo hiểm
Trong thực
tế các L/C đều quy định giá trị bảo
hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh
toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên
chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy
định của L/C
- Kiểm tra
tên và địa chỉ của người được
bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay
không? đồng thời kiểm tra việc chuyển
nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp
lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và
địa chỉ của người được
bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu ( người
thụ hưởng) và việc chuyển nhượng
quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu
phải được thể hiện bằng hình thức
ký hậu để trắng ( blank endorsed) tương
tự như trường hợp chuyển quyền sở
hữu đối với chứng từ vận tải
-Kiểm tra
ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ
theo điều 34e UCP-500 chứng từ bảo hiểm
phải được lập trước hoặc trùng
với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo
hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ
từ chối thanh toán.
- Kiểm tra
nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô
tả về hàng hoá và số liệu khác phải phù hợp
với L/C và các chứng từ khác. Theo điều 37c
UCP-500, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng
không được mâu thuẫn với L/C.
- Kiểm tra
các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên
chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp
hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?
- Kiểm tra
các cơ quan giám định tổn thất và nơi
khiếu nại, bồi thườn phải phù hợp
với quy định của L/C.
- Kiểm tra
phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa?
( đối với trường hợp L/C quy định
phải ghi rõ)
- Kiểm tra
các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với
yêu cầu của L/C hay không?
Thông
thường trong L/C quy định điều kiện
bảo hiểm mọi rủi ro ( all risks), rủi ro
chiến tranh ( war risk), rủi ro đình công ( strike
risk)... Kiểm tra phần này, thanh toán viên căn cứ theo
điều 35a và 35b UCP-500
Các bất
hợp lệ thường gặp đối với
chứng từ bảo hiểm:
- Số
bản chính được xuất trình không đủ theo
yêu cầu của L/C
- Tên hoặc
địa chỉ của các bên liên quan đến chứng
từ bảo hiểm không chính xác
- Chứng
từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền
sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu
- Mô tả
hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C
hoặc các chứng từ khác
- Mua bảo
hiểm sau khi giao hàng lêm tàu hoặc không nêu ngày lập
chứng từ bảo hiểm
- Không nêu
số lượng bản chính được phát hành
- Không nêu
hoặc nêu không đầy đủ các điều
kiện bảo hiểm
- KHông nêu
tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi
khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C
Phiếu
đóng gói (packing list)
- Mô tả
hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên
một đơn vị bao gói có phù hợp với quy
định của L/C hay không?
- Ðiều
kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không
-Các thông tin
khác không được mâu thuẫn với nội dung
của L/C và các chứng từ khác.
Các bất
hợp lệ thường gặp đối với
phiếu đóng gói:
- Không nêu
hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng
gói theo quy định trên L/C
- Thông tin
về các bên lliên quan không đầy đủ và chính xác
- Tổng
trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không
khớp với trọng lượng cả
chuyến hàng
Các chứng
từ khác:
Ngoài các
chứng từ kể trên, thanh toán viên cũng sẽ chú ý
kiểm tra các chứng từ sau theo nguyên tắc đã nêu
ở trên, trong đó có các chứng từ sau:
- Giấy
chứng nhận kiểm nghiệm, Giấy chứng
nhận hun trùng/ Giấy chứng nhận kiểm dịch..
phải được lập hoặc có xác nhận ngày
tiến hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch là trước
ngày giao hàng
- Hoá
đơn bưu điện gửi chứng từ ( Courier
receipt) ngày nhận chứng từ phải nằm trong
thời hạn của L/C, kèm theo xác nhận của
người nhận chuyển bộ chứng từ
- Giấy
chứng nhận chất lượng và số lượng
phải được lập theo quy định của
L/C
- Giấy
chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại
và Công nghiệp hoặc người sản xuất
hoặc người thụ hưởng lập theo quy
định của L/C
- Các
điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo
phải phù hợp với quy định của L/C
Theo
Kỹ thuât kinh doanh xuất nhập khẩu ( PGS.TS Võ Thanh
Thu)